Sửa chữa nhà cửa mẹo nhỏ giúp bạn

Sửa chữa nhà cửa mẹo nhỏ giúp bạn

Làm mới không gian sống là điều ai cũng muốn nhưng thực hiện thế nào cho đúng thì không phải chuyện đơn giản. Bất cứ một dự án sửa chữa nhà cửa nào dường như cũng khá nhiều việc, tuy nhiên, nó sẽ trở nên suôn sẻ nếu bạn nắm được những thủ thuật sau.


Làm mới không gian sống là điều ai cũng muốn nhưng thực hiện thế nào cho đúng thì không phải chuyện đơn giản. Bất cứ một dự án sửa chữa nhà cửa nào dường như cũng khá nhiều việc, tuy nhiên, nó sẽ trở nên suôn sẻ nếu bạn nắm được những thủ thuật sau.

Tu van sua nha

1. Lên kế hoạch
Chọn lựa các sản phẩm sớm có thể ngăn được sự trì hoãn công việc. Lập kế hoạch hợp lý có thể giúp bạn chủ động về ngân sách bởi cùng một quyết định nhưng bạn có thể biết chắc nó tốn bao nhiêu tiền và cần thời gian bao lâu nếu lên kế hoạch rõ ràng.

2. Ghi nhớ những bức ảnh lớn
Việc bảo dưỡng lâu dài, hao tốn năng lực và chi phí sửa chữa có thể tăng thêm nhanh chóng vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn kê hết những thứ cần sửa chữa khi so sánh giá cả.

3. Tìm kiếm sự giúp đỡ có lợi
Bạn nên chọn người tư vấn tin cậy và có kinh nghiệm

4. Tham khảo một trang web việc làm
Khi muốn đánh giá khả năng của các nhà tư vấn và thi hành sửa chữa nhà, bạn nên tham khảo trang web của họ. Những người có khả năng sẽ có một website sạch sẽ và có tổ chức.

5. Hãy là một ông chủ tốt
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm trong suốt quá trình tu sửa trừ việc trả tiền là đối xử tốt với người thực hiện việc sửa chữa cho bạn. Những khách hàng hoàn hảo là những người hoà thuận, trung thực và đánh giá đúng công việc của người làm công.

6. Yêu cầu có một hợp đồng chi tiết
Nếu bạn nhảy ngay vào việc sửa chữa với một bản hợp đồng mơ hồ hay không có hợp đồng có thể bạn sẽ gặp rắc rối. Hợp đồng cần có địa chỉ chính xác, ngày thực hiện, ngày hoàn thành cụ thể và chi tiết những việc cần làm.

7. Biết rõ mình sắp ở trong điều kiện sống ra sao trong khi sửa chữa
Chắc chắn rồi, việc làm mới lại ngôi nhà bao giờ cũng hào hứng. Tuy vậy, bạn sẽ thất vọng nhiều nếu gặp phải những khó khăn bất ngờ như vết nứt, sự trì hoãn và những phiền phức không thể tránh được khi bạn sống cùng khu vực đang sửa chữa. Bạn có thể giảm bơt sự thất vọng nếu như lường trước được những điều ấy.

8. Nên di chuyển nhà tạm thời
Sinh hoạt thường ngày có thể bị đảo lộn thậm chí rất tồi tệ khi nhà cửa tanh bành, bụi bặm vì sửa chữa. Hãy giảm bớt những bất tiện ấy bằng cách dọn đến một nơi nào đó tạm thời (nếu có thể) trong thời gian sửa chữa để đảm bảo nhịp sinh hoạt bình thường của các thành viên trong gia đình.

9. Cất gọn những đồ dễ vỡ
Một kế hoạch sửa chữa sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các phòng trong nhà. Chủ nhà cần tháo những bức tranh treo tường, di chuyển lọ hoa và cất gọn những đồ vật giá trị trước khi công việc sửa chữa bắt đầu. Còn đối với đèn chùm hay các giá, tủ cố định bạn cần mất công thêm một chút để thu dọn. Che phủ nền nhà bằng những tấm bìa carton nếu bạn không muốn gạch lát nền bị trầy xước.

10. Trao đổi
Các thợ sửa chữa có thể làm được rất nhiều việc thú vị trừ việc đọc ý nghĩ của chủ nhân. Bạn nên để công ty tư vấn hay người phụ trách chính việc sửa chữa nhà bạn biết rõ những điều bạn chưa hài lòng để họ có thể điều chỉnh ngay.

11. Bỏ qua bồn tắm tạo xoáy
Trừ phi bạn là fan của việc hưởng thụ trong một nhà tắm tiện nghi đầy đủ. Nếu bạn không có thời gian nhiều để thư giãn trong nhà tắm xa xỉ như vậy thì hãy bỏ qua chuyện cái bồn tắm và dành tiền để tu sửa những vật dụng cần thiết hàng ngày như một sen tắm hiện đại có hai đầu vòi.

12. Nới rộng tối đa không gian cất đồ
Thiết lập một hệ thóng có tổ chức ở những không gian như cầu thang để tận dụng hết cỡ những không gian bỏ phí.

13. Bỏ ý định kê bàn trong bếp
Trong một căn bếp, ai cũng yêu cầu kê những chiếc bàn theo kế hoạch thế nhưng chẳng ai ngồi và bày biện gì trên những chiếc bàn đó cả. Hãy cân nhắc rằng bạn sẽ lợi hơn nếu dùng những chiếc tủ bếp hay một cái chạn đựng thức ăn để thay thế những cái bàn tốn diện tích kia.

14. Liên kết không gian
Bạn nên xem xét một kế hoạch với tầm ảnh hưởng lớn. Mở các bức tường và hành lang là một cách chủ yếu trong việc chỉnh sửa không gian sống và tạo thêm khoảng không mới.

15. Không chia sẻ không gian phụ
Các kiến trúc sư khuyên rằng chúng ta không nên đa năng hoá 1 không gian cụ thể mà tách biệt chúng ra ví như nhà tắm và khu vệ sinh hay phòng chơi và phòng học của bọn trẻ để chuyên biệt hoá mục đích sử dụng từng không gian nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *